Nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, muối, mắm là rất lớn. Từ đó, mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn là lĩnh vực kinh doanh vô cùng tiềm năng, việc kinh doanh sẽ vô cùng phát triển. Bài viết cửa hàng Ngọc Tín dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh tạp hoá đúng cách nhất.
1. Lên ý tưởng mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn
Tùy vào hoàn cảnh điều kiện kinh tế huy động vốn và mặt bằng có được mà người ta sẽ chọn lựa những mẫu cửa hàng tạp hóa nông thôn sao cho hợp lý, từ đó lên kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, mẫu thông thường vẫn hay thấy là cửa hàng được thiết kế có cửa rộng, đa số là không lắp cửa kính để thuận tiện ra vào hơn, mặt hàng bên trong sẽ bày biện lên kệ để khách hàng dễ lựa chọn.
2. Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?
Để có thể mở cửa hàng tạp hóa ở quê, thì điều trước tiên bạn cần lưu ý đó chính là vốn. Trong kinh doanh, đây là điều kiện hàng đầu gây ảnh hưởng lớn đến các chi tiết nhỏ sau này.
2.1 Với quy mô cửa hàng khoảng từ 30 - 50m2
Chi phí ước tính cho việc mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà tại quê với diện tích 30 - 50m2 sẽ rơi vào tầm khoảng 200-250 triệu đồng. Chúng bao gồm các khoản sau:
- Tiền mặt bằng: 2-5 triệu đồng/tháng. Điều này cần bạn phải tính xa bởi chi phí này không phải là một cục tiền bạn có thể bỏ ra ngay lập tức, mà nó là một sự đầu tư dần dần. Tuy nhiên, nếu như bạn mở cửa hàng tạp hóa tại nhà của mình thì lại không cần phải lo về khoản này.
- Tiền vốn nguồn hàng: 150-180 triệu đồng. Số tiền này có thể thay đổi tùy vào mặt hàng bạn nhập về bán là gì. Tuy nhiên, nếu bạn nhập hàng đắt giống như sữa, mỹ phẩm,... thì số tiền này có thể lên cao hơn, mọi người cần phải lưu ý.
- Tiền lắp đặt trang thiết bị cửa hàng: tầm 35-40 triệu đồng. Bạn nên chuẩn bị các thứ cần thiết như giá kệ, trang trí, máy quản lý bán hàng, thiết bị an ninh, camera, bàn thu ngân, xe đẩy siêu thị (có hoặc không đều được)... Trong đó, tiền đầu tư cho giá kệ là đắt nhất, rơi vào tầm khoảng 25 triệu.
- Tiền thuê nhân công: tầm 4-5 triệu/người/ tháng. Cũng có thể bạn không thuê nhân viên nên phần phí này không tính đến.
- Tiền cho các chi phí khác, bao gồm cả sự phát sinh: khoảng 10 triệu đồng.
2.2 Với quy mô cửa hàng khoảng trên 100m2
Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn rộng trên 100m2 không hề có giới hạn về diện tích, nên không thể xác định được tiền vốn mở cửa hàng tạp hoá sẽ rơi vào khoảng nào.
Bạn cần phải có trong tay ít nhất là một khoản vốn đã xác định cho chi phí mở cửa hàng tạp hóa, cụ thể ở đây là khoảng 500 triệu:
- Tiền mặt bằng: khoảng 5 - 7 triệu/tháng. Tất nhiên, nếu như bạn đã có sẵn mặt bằng thì điều này sẽ không tính, bạn có thể để dành chúng để chuẩn bị cho chi phí phát sinh sau đó có thể xảy ra.
- Tiền vốn nguồn hàng: 300 triệu đồng là số vốn ít nhất bạn cần có.
- Tiền lắp đặt trang thiết bị: tầm khoảng 80 - 100 triệu. Tiền giá kệ vẫn luôn chiếm nhiều nhất, chúng sẽ rơi vào con số hơn kém 50 triệu một chút.
- Tiền thuê nhân công, ít nhất cũng là 4-5 triệu cho một người. Với diện tích lớn như vậy, tốt nhất là bạn nên thuê thêm nhân viên bởi khối lượng công việc khá nhiều. Và tiền công thì có thể được thỏa thuận bởi hợp đồng lao động giữa hai bên.
Để rõ hơn về vấn đề này các bạn xem thêm bài viết "Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn là đủ". Trong bài viết đã nêu rõ các vấn đề về vốn để mở cửa hàng tạp hóa.
3. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê
3.1 Kinh doanh các mặt hàng thiết yếu ở nông thôn
Buôn bán gì ở nông thôn? Với những cửa hàng tạp hóa ở quê thì nên chỉ kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng phổ thông thiết yếu được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, cần đáp ứng nhu cầu thiết yếu khách hàng thì mới có thể kinh doanh lâu dài, bạn cần nắm kinh doanh gì ở quê sẽ đem đến hiệu quả. Không cần thiết kinh doanh hàng hoá của thương hiệu lớn, đắt tiền. Tập trung đa dạng mặt hàng để bước đến với cửa hàng tổng hợp, đáp ứng mọi nhu cầu
Những mặt hàng này sẽ dễ tiếp cận với khách hàng ở vùng quê hơn, từ đó mới chuyển dần sang các sản phẩm mới cùng loại để tạo sự đa dạng và nhiều lựa chọn cho khách hàng. Ngoài ra, nếu bạn vẫn băn khoăn không biết nên bán gì không sợ ế thì có thể tham khảo qua các mặt hàng tiềm năng như đồ ăn vặt, thực phẩm khô
3.2 Tìm nguồn hàng tạp hóa
Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu? Dựa vào quy mô khu vực cũng như phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng mà bạn hình thức nhập hàng phù hợp. Ví dụ như nhỏ lẻ thì có thể nhập từ các chợ, đại lý gần nơi minh nhất còn với quy mô lớn hơn có thể nhập hàng từ các đại lý cấp 1 hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất. Bạn có thể nhập hàng ở các chợ đầu mối, siêu thị hoặc nhận làm đại lý phân phối cho các hãng lớn.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi nhập hàng phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng cũng như giá thành phải rẻ. Bán hàng gìNên tìm hiểu kỹ những nhà cung cấp hàng hóa có uy tín để lấy niềm tin từ chính khách hàng của bạn.
3.3 Giá các mặt hàng tạp hóa
Mỗi loại hàng hóa có nhiều giá bán khác nhau. Bạn cần phải tính toán thật cẩn thận để hạn chế những rủi ro trong quá trình kinh doanh buôn bán của mình. Thỉnh thoảng bạn có thể đưa ra các chương trình ưu đãi về giá để kích thích tiêu dùng như mua số lượng nhiều được giảm giá. Cần tìm nhà cung cấp hàng tạp hóa uy tín, hợp tác lâu dài, để tiết kiệm chi phí.
3.4 Lên danh sách các thiết bị cần mua
Cửa hàng tạp hóa thường phải nhập nhiều mặt hàng với số lượng lớn. Để việc nhập hàng và trưng bày, cũng như quản lý các mặt hàng tạp hóa ở nông thôn dễ dàng hơn, bạn nên lên danh sách cần mua các thiết bị hỗ trợ giúp việc xuất nhập dễ dàng hơn. Bạn cần lưu ý những điều cụ thể sau
- Lên danh sách hàng hóa, thiết bị cần mua để không bị thiếu hàng, từ đó bạn sẽ quản lý được khi nào cần nhập thêm mặt hàng nào,...
- Bạn cũng cần trang bị một hệ thống giá để đồ đủ hoặc dư một xíu như : kệ hàng hoá, kệ sắt đựng đồ, giá các mặt hàng tạp hóa, kệ kho, tủ lạnh bảo quản nước uống, kem, sữa chua,...để cho mặt hàng mới cũng như sau này nhập thêm nhiều hàng hơn.
- Muốn quản lý độ an toàn các mặt hàng và giám sát bán hàng, bạn nê lắp camera an ninh.
3.5 Cách trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ
Trưng bày sản phẩm trước và trong cửa hàng tạp hóa phải có tính khoa học. Để chủ cửa hàng hay khách hàng đều có thể dễ dàng tìm kiếm và lấy hàng nhanh chóng. Nên mua sắm thêm các kệ đựng đồ để xếp đồ theo khu vực, theo sản phẩm rõ ràng, ưu tiên các mẫu kệ sắt siêu thị, vì có thiết kế hiện đại, đẹp mắt, thu hút người mua. thiết kế cửa hàng tạp hóa nhỏ hay lớn cũng nên tạo không gian cửa hàng hiện đại, độc đáo, sạch sẽ và thoáng mát để làm tăng trải nghiệm, mang lại rất nhiều giá trị cho khách hàng hơn.
Bố trí sản phẩm khoa học thông minh, giúp cửa hàng tạp hóa gọn gàng, dễ tiếp cận hàng hoá và đẹp hơn. Đồng thời sẽ góp phần làm thúc đẩy doanh số. Nên học hỏi từ các hệ thống cửa hàng tiện lợi cũng như siêu thị ở thành phố lớn, chúng ta thấy hàng hóa được trưng bày vô cùng ngăn nắp, khoa học, điều này sẽ giúp khách hàng dễ tiếp cận mặt hàng họ cần, mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng từ đó doanh số bán sẽ rất cao.
Để thu hút khách hàng khi mới kinh doanh tạp hóa ở nông thôn nên có các chương trình khuyến mãi khách hàng thân thiết như giảm giá, tặng kèm từ đó sẽ thu hút khách hơn. Ở nông thôn, thường các cửa hàng tạp hóa rất ít khuyến mãi, nên khi bạn có chương trình này sẽ thu hút khách hàng hơn. Lời ít lại một chút để làm tăng doanh số bán thì sẽ tốt hơn, thu hút khách hơn để cửa hàng kinh doanh lâu bền.
Đa phần các cửa hàng tạp hóa ở quê đều là có diện tích nhỏ, với diện tích này việc trưng bày và sắp xếp các mặt hàng rất khó khăn. Vi vậy việc lựa kệ để hàng lắp ghép vô cùng tiện lợi và tối ưu hóa được không gian.
3.6 Lựa chọn chiến dịch Marketing phù hợp
Những chiến lược cụ thể, kế hoạch marketing tiếp thị tốt khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa là giải pháp hiệu quả giúp tiếp cận khách hàng một cách tối đa. Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn thì bạn nên giao tiếp nhiều với khách hàng, tạo sự thân thuộc với người dân, vì mô hình cửa hàng tạp hóa ở nông thôn sẽ chỉ tập trung vào khách hàng cố định ở khu vực đó.
Để lôi kéo khách hàng thì việc tạo mối quan hệ vui vẻ, khéo léo ăn nói sẽ là lợi ích . Lời nói chẳng mất tiền mua đâu nên bạn nên xây dựng mối quan hệ để kinh doanh lâu dài. Chốt lại, khách hàng tới tạp hóa của bạn tăng hay không được quyết định bởi 2 điều, mối quan hệ với khách hàng và cách tiếp thị cửa hàng như thế nào.
3.7 Phải đăng ký kinh doanh tại địa phương
Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn cũng cần chuẩn bị danh mục giấy tờ như giấy phép kinh doanh, hóa đơn nguồn gốc nhập hàng, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm,... Bạn cần phải hoàn thiện những thủ tục này trước khi bắt đầu mở tạp hóa để đảm bảo tuân thủ đúng mọi yếu tố pháp lý.
Việc mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hiện nay đang được rất nhiều người thực hiện. Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ cho bạn cần phải nhớ. Rằng ở nông thôn, chúng ta không nên xây dựng cửa hàng tạp hóa quá to, bởi nhu cầu của người dân chỉ ở mức vừa phải, chưa kể dân cư không quá đông đúc. Bạn nên cân nhắc cho hợp lý, nếu không việc có lãi và thu hồi được vốn ban đầu là rất khó.
Xem thêm những chia sẻ bổ ích sau :
Kinh nghiệm sắp xếp kho hàng
Có nên mở cửa hàng tạp hóa
Cách trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ