Kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn là câu hỏi nhiều người đặt ra khi mới bước chân vào con đường kinh doanh quần áo, lĩnh vực thời trang. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm khi mới bắt đầu và số vốn mỗi người bỏ ra là không giống nhau. Vậy vốn kinh doanh quần áo bao nhiêu là đủ và những người mới đầu kinh doanh trong lĩnh vực này cần những gì. Hãy cùng Ngọc Tín tham khảo qua bài viết dưới đây.
Kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn
Có nhiều khoản chi phí bạn sẽ cần phải bỏ ra trước khi xác định bắt đầu. Vậy đó là những loại chi phí nào
Chi phí để thuê mặt bằng
Kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn. Đầu tiên phải nói đến thuê mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng trong những bước đầu kinh doanh quần áo
Giá thuê mặt bằng có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí, diện tích và loại hình cửa hàng. Thường thì, cửa hàng ở vị trí thuận lợi như mặt tiền, trên các tuyến đường chính hoặc trong các khu vực đông dân cư sẽ có giá thuê mặt bằng cao hơn
Ví dụ: tại Hà Nội, giá thuê mặt bằng có diện tích từ 20m2 đến 30m2 có thể dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ở các khu vực trung tâm, giá thuê có thể lên đến 20 triệu đến 30 triệu đồng/tháng
Diện tích cửa hàng cũng có thể ảnh hưởng đến giá thuê mặt bằng. Thường thì, cửa hàng nhỏ hơn sẽ có giá thuê cạnh tranh hơn
Chi phí thuê mặt bằng cũng phụ thuộc vào vốn của bạn. Vì vậy hãy xác định rõ số vốn và ngân sách ban đầu có thể bỏ ra
Lưu ý: khi mới thuê mặt bằng, đa số sẽ phải bỏ ra số tiền thuê ít nhất 3 - 6 tháng/lần, vì vậy tổng chi phí ban đầu có thể sẽ khá cao. Bạn nên đảm bảo có thể chuẩn bị sẵn một khoản vốn đủ lớn để có thể chi trả cho chi phí thuê mặt bằng này.

Chi phí để tìm nguồn nhập hàng
Kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn, chi phí tìm nguồn nhập hàng quần áo có thể chiếm khoảng 50 - 70% số vốn khi bạn mở cửa hàng. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như vị trí, loại hình cửa hàng và nguồn hàng cụ thể.
Thông thường các nguồn hàng có thể được nhập về từ nước ngoài phổ biến nhất là từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc... Ngoài ra bạn cũng có thể tìm nguồn hàng ở trong nước như các chợ đầu mối hoặc các khu vực buôn bán và thường thì chi phí tìm nguồn tại các chợ này không cao.
Bạn cũng có thể tìm nguồn hàng hoặc đặt may ở các xưởng may và khu gia công. Chi phí ở đây sẽ phụ thuộc vào mẫu mã sản phẩm cũng như chất lượng mà bạn yêu cầu
Nhớ kiểm tra kỹ về chất lượng và uy tín của nguồn hàng trước khi quyết định bởi nguồn hàng chính là yếu tố quan trọng cốt lõi giúp cửa hàng duy trì từ những khách hàng của bạn.

Chi phí cho cửa hàng
Chi phí này bao gồm: thiết kế nội thất, trang trí và mua sắm các vật dụng cần thiết như kệ trưng bày, kệ trang trí, móc quần áo, gương, rèm cửa và đèn chiếu sáng… Đây cũng là một cơ hội để tạo ra một không gian bày bán ấn tượng, thu hút khách hàng và tạo nên sự thoải mái và thuận tiện cho việc mua sắm tại cửa hàng.
Chi phí này có thể biến động tùy thuộc vào kích thước của cửa hàng, phong cách thiết kế mong muốn và sự chọn lựa về các vật liệu và thiết bị. Đầu tư vào việc thiết kế và trang trí cửa hàng không chỉ giúp nâng cao giá trị thương hiệu mà còn là một bước quan trọng trong việc tạo ra một trải nghiệm mua sắm độc đáo và đáng nhớ cho khách hàng.

Chi phí cho nhân viên, trang thiết bị
Chi phí quản lý cửa hàng và thuê nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành cửa hàng quần áo, một số chi phí có thể kể đến như
Chi phí mua sắm máy móc và thiết bị: máy tính, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch... Chi phí này thường dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, phụ thuộc vào quy mô cửa hàng.
Chi phí vận hành và quản lý cửa hàng: Gồm các chi phí liên quan đến hoạt động hàng ngày của cửa hàng, như tiền điện, nước, internet, thuê nhân viên vệ sinh và các chi phí khác.
Chi phí thuê nhân viên: Đây là một phần chi phí quan trọng, bao gồm lương của nhân viên. Chi phí này phụ thuộc vào loại hình công việc và mức lương bạn đưa ra.
Ví dụ: Nhân viên part-time lương khoảng 2-3 triệu đồng/tháng. Nhân viên full-time lương tầm 5-10 triệu đồng/tháng.
Trước khi mở cửa hàng, quan trọng là phải xác định ngân sách và cần cân nhắc kỹ về chi phí để lựa chọn phù hợp với quy mô và mục tiêu kinh doanh của mình.

Chi phí marketing thu hút khách hàng shop thời trang
Bao gồm chi phí thiết kế và in ấn banner, tờ rơi, voucher khuyến mãi, và các vật phẩm truyền thông khác. Những chi phí này có thể dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tùy thuộc vào quy mô và chiến dịch quảng cáo. Quảng cáo online: Đầu tư vào các kênh như Facebook, Instagram, Shopee và Lazada. Chi phí cho quảng cáo online có thể bắt đầu từ khoảng 500.000 đồng/tháng cho cửa hàng nhỏ và lên tới vài chục triệu đồng cho cửa hàng lớn.
Chi phí dự phòng rủi ro
Để đối phó với các tình huống không lường trước như sửa chữa thiết bị, thay thế hàng hóa hỏng hoặc các chi phí phát sinh khác. Khoảng 10 triệu đồng là con số hợp lý để dự phòng cho các chi phí này trong giai đoạn đầu.
Kinh nghiệm cho người bắt đầu kinh doanh quần áo
Những yếu tố quan trọng cốt lõi trong kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn dưới đây sẽ giúp cửa hàng quần áo của bạn được chỉnh chu và hoàn thiện nhất trong những thời gian đầu. Nếu áp dụng có thể giúp cho bạn bớt một phần thời gian để thích nghi với thị trường kinh doanh quần áo.
Xác định đối tượng khách hàng, phong cách thời trang của shop
Hãy xác định rõ ràng về phong cách thời trang mà cửa hàng của bạn muốn phát triển cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới. Điều này giúp tập trung vào việc chọn lựa sản phẩm và xây dựng thương hiệu được định hình ngay từ ban đầu.

Nghiên cứu thị trường và đối thủ
Hiểu về thị trường và đối thủ là chìa khóa quan trọng. Hãy tìm hiểu về xu hướng thị trường, mức giá và phân khúc cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Tìm nguồn hàng chất lượng
Hãy cố gắng chọn được cho mình nguồn hàng chất lượng và giá cả hợp lý. Xem xét giữa việc sản xuất tự do hay nhập hàng hoặc hợp tác với các nhà cung cấp đáng tin cậy.
Thiết kế và trang trí cửa hàng
Tạo ra không gian mua sắm hấp dẫn và thu hút khách hàng. Đầu tư vào thiết kế nội thất, ánh sáng và trang trí để tạo ra một môi trường mua sắm thoải mái

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Chọn lựa những nhân viên có đam mê và kiến thức về thời trang. Đào tạo họ về sản phẩm và phong cách phục vụ để đảm bảo sự chuyên nghiệp và sự hài lòng của khách hàng.
Ý tưởng kinh doanh quần áo với số vốn hiện có

Mở shop quần áo với vốn 50 triệu
Kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn và với số vốn 50 triệu bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức để kinh doanh quần áo như:
Mở cửa hàng thông qua website
Mở cửa hàng ở khu vực vừa và nhỏ: Tối ưu chi phí thuê mặt bằng và tập trung vào chất lượng sản phẩm
Mở shop quần áo thời trang độc lập: Bạn có thể bán những mặt hàng thời trang độc đáo, cá tính mà mang thương hiệu riêng
Kinh doanh qua các kênh bán hàng đa dạng: Các sàn thương mại điện tử như Shopee, hay Tiktok, Facebook… là những nền tảng mà bạn không nên bỏ qua
Mở shop quần áo thời trang dành cho đối tượng khách hàng đặc biệt: Hãy chọn ra cho mình thị trường ngách, ví dụ như: Thời trang oversize, thời trang big size…
Kinh doanh qua mô hình thương hiệu riêng: Tập trung vào chất lượng sản phẩm và tiếp thị quảng bá thương hiệu
Kinh doanh qua mô hình sáng tạo: Những mẫu quần áo thời trang được làm từ những chất vải đặc biệt, hoặc mang một ý nghĩa, câu chuyện sáng tạo riêng
Mở shop quần áo với vốn 10 triệu
Đối với kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn và số vốn 10 triệu bạn vẫn có thể kinh doanh quần áo. Nếu bạn biết cách để tối ưu chi phí, dưới đây là một số hình thức bạn có thể lựa chọn.
Kinh doanh trực tuyến: Mở cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, hoặc xây dựng cửa hàng trực tuyến riêng. Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram để quảng bá sản phẩm và tăng tương tác với khách hàng.
Kinh doanh tại nhà: Bán hàng trực tiếp từ nhà qua các kênh online hoặc offline như Facebook, Zalo, các diễn đàn thương mại điện tử. Phân phối sản phẩm qua các kênh đại lý, cửa hàng local hoặc các sự kiện thị trường địa phương.
Kinh doanh qua mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram để quảng bá sản phẩm và bán hàng trực tiếp qua tin nhắn cá nhân hoặc các nhóm mua bán trên mạng xã hội.
Kinh doanh qua thị trường địa phương: Thuê hoặc chia sẻ không gian bán hàng tại các chợ, các sự kiện thị trường, hoặc các shop nhỏ khác. Tận dụng mối quan hệ để quảng bá sản phẩm và tăng khách hàng.
Kinh doanh qua mô hình thời trang giá rẻ: Tìm kiếm nguồn hàng giá rẻ từ các nhà sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thị trường có chi phí sản xuất thấp. Chú trọng vào việc tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu quả bán hàng để thu hút khách hàng với mức giá phải chăng.
Thông qua bài viết trên Kệ sắt Ngọc Tín hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn qua đó cũng cung cấp thêm cho bạn cũng như những kinh nghiệm để có thể tự kinh doanh quần áo riêng cho mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Có thể bạn quan tâm:
Kinh nghiệm bán hàng đông lạnh đầy đủ và mới nhất 2024
Kinh nghiệm bán đồ chơi trẻ em lợi nhuận cao
11 Cách đặt tên cửa hàng tên shop ấn tượng ý nghĩa và tài lộc