Kệ sàn Mezzanine ngày nay xuất hiện rất nhiều tại các kho xưởng lớn của các doanh nghiệp, công dụng của kệ là giúp làm tăng gấp đôi diện tích chứa hàng của nhà kho, nhờ đó đem lại hiệu suất lưu trữ sản phẩm, hàng hóa cực lớn. Vì vậy không quá khó hiểu khi mẫu kệ kho hàng này thường xuyên được nhắc đến trong thời gian gần đây. Trong nội dung bài viết dưới đây, cơ khí Ngọc Tín xin gửi đến quý khách hàng những thông tin liên quan về kệ Mezzanine này.
1. Mẫu kệ sàn Mezzanine là gì?
Kệ mezzanine là gì? Kệ sàn mezzanine hay còn được gọi là kệ sàn lửng. Kệ mezzanine là một trong những giải pháp được ưa chuộng phổ biến tại kho chứa, xưởng chứa hiện nay. Đặc biệt, đối với các nhà kho chứa có diện tích, nhỏ hạn hẹp thì việc ưu tiên sử dụng loại kệ này là vô cùng cần thiết.
Loại kệ này không sử dụng pallet chứa hàng với tải trọng lớn lên đến 6000 kg/tầng. Kệ được nhà sản xuất thiết kế tạo ra một hoặc nhiều tầng lửng với mục đích là lưu trữ hàng hóa, đồng thời tiết kiệm được diện tích từ 1.5 đến 3 lần so với các nhà kho thông thường khác.
Với cấu trúc được chia thành những tầng lửng khác nhau, hàng hóa, sản phẩm sẽ được lưu trữ theo từng tầng một cách riêng biệt. Do đó, khi sử dụng loại kệ này, bạn sẽ tận dụng được hầu hết chiều cao của không gian kho chứa, xưởng chứa. Kệ thường được làm bằng chất liệu sắt hoặc thép chứ ít khi sử dụng sàn gỗ. Chính nhờ điều này mà kệ được chắc chắn hơn bao giờ hết.
Có rất nhiều loại pallet sử dụng cho trong kho, nhưng pallet sắt được cho là phổ biến nhất, cùng xem một số thông tin về loại pallet sắt cho kệ kho này nhé.
2. Ưu nhược điểm của kệ Mezzanine
Ưu điểm của kệ mezzanine:
Để trả lời cho câu hỏi kệ mezzanine có tốt không, chúng ta nên xem qua những ưu điểm sau đây của kệ, cụ thể như sau:
- Diện tích kho chứa, xưởng chứa được tăng thêm từ 2 đến 3 lần, tối đa hóa diện tích không gian của nhà kho, nhất là chiều cao của không gian.
- Mỗi kệ sàn sẽ có chi phí thấp hơn, không cần phải đầu tư thêm kho mới hoặc mở rộng kho chứa, xưởng chứa.
- Sàn có kết cấu vô cùng đơn giản, tháo lắp dễ dàng, có thể tháo rời cũng như di chuyển tái sử dụng cho những mặt bằng khác nhau.
- Chứa được đa dạng nhiều kiểu cách khác nhau trên mặt sàn: có thể chứa trực tiếp trên mặt hàng, hoặc kết hợp cùng với các loại kệ chứa khác.
- Kệ có khả năng chịu được tải trọng lớn, vượt trội hơn rất nhiều so với các loại kệ trung tải thông thường khác hoặc kệ có tải trọng nặng.
- Có thể dễ dàng lắp đặt nhiều mặt sàn khác nhau theo nhu cầu sử dụng của từng khách hàng, sắp xếp theo từng nhóm tải trọng theo khu vực và loại hàng hóa, sản phẩm theo nhu cầu.
- Tạo không gian thoải mái, thoáng mát, diện tích dư ra có thể tận dụng để làm văn phòng, nhà ở,…
Nhược điểm kệ sàn Mezzanine:
Bên cạnh những ưu điểm mà kệ sắt Ngọc Tín vừa liệt kê trên thì chúng vẫn còn những nhược điểm đi kèm, cụ thể như sau:
- Ban đầu khi sử dụng loại kệ sắt này, bạn sẽ phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn. Tuy nhiên, bạn chỉ mất số tiền lớn ban đầu, vì chúng được sử dụng trong thời gian lâu dài và có thể tái chế sử dụng nhiều lần. Do đó, nếu tính đường về lâu về dài thì kệ sàn mezzanine rẻ cũng không gọi là quá tốn kém.
- Khi bạn muốn hệ thống sàn kết hợp với nhiều tầng thì phải bỏ thêm một khoản chi phí để đầu tư sàn thép và hệ thống rào chắn. Mục đích khi đầu tư sàn thép, hệ thống rào chắn là để sử dụng được an toàn hơn.
- Chúng có thể giúp không gian nhà kho được tối ưu rất nhiều, tuy nhiên thực tế cho thấy độ cao vừa phải vẫn nên dừng lại ở mức cao nhất là 10m.
3. Cấu tạo của mẫu kệ sàn gác lửng
Kệ sàn mezzanine bản chất là một hệ thống kệ được liên kết cùng với nhau nhờ vào mặt sàn, hay thanh giằng tạo thành một khối cứng cáp, vững chắc. Kệ sàn Mezzanine cũng có cấu tạo cơ bản như những loại kệ công nghiệp khác, cụ thể là có chân trụ, Beam, sàn. Đặc biệt hơn hết là kệ còn có thêm cầu thang và lan can, trong khi đó những dòng kệ thông thường khác không có 2 chi tiết này.
3.1 Chân trụ của kệ sàn gác lửng
Chân trụ của kệ mezzanine được làm bằng thép đột lỗ, có hình dạng Omega giống như những loại kệ để hàng nặng khác trên thị trường hiện nay. Chân trụ của kệ có kích thước thông thường là Omega 60x90 mm. Trong khi đó, độ dày của kệ lại được thay đổi theo tải trọng trên một mét vuông dao động từ 1.5mm đến 2.2mm.
3.2 Thanh beam đỡ ngang kệ
Thanh beam của kệ có dạng hình hộp với đa dạng các kích thước khác nhau, chẳng hạn như 50×90, 50×120, 50×100 hay 50×150 độ dày của thanh cũng được thay đổi theo từng mức tải trọng mà khách hàng yêu cầu. Thanh beam có khả năng chịu lực chính trực tiếp các sản phẩm, hàng hóa trên mặt sàn. Thanh Beam của kệ được thiết kế với hàn tai móc ở hai đầu, độ dày khoảng 3mm để dễ dàng ngàm móc vào cột trụ.
3.3 Mặt sàn của kệ Mezzanine
Mặt sàn thường được làm bằng chất liệu tôn gấp canh, hoặc sử dụng chất liệu ván ép tùy theo yêu cầu của mỗi khách hàng. Nếu làm bằng tôn thì kệ có độ dày từ 2.5mm – 3mm. Còn sử dụng ván ép MDF thì kệ có độ dày tối thiểu là 15mm thì mới đáp ứng được yêu cầu về tải trọng.
3.4 Tải trọng của mẫu kệ gác lửng
Kệ gác lửng có thể chịu đựng được sản phẩm có mức tải trọng dao động từ 100 – 500kg/mét vuông. Đây cũng là mức tải trọng khá phù hợp so với độ cao yêu cầu.
3.5 Cầu thang và lan can của kệ
Cầu thang được làm bằng chất liệu tôn thép hàn cứng, lắp ráp tại công trình. Bộ phận này của kệ được thiết kế một cách đơn giản, do đó rất dễ lắp đặt và cho phép lên tầng lửng thuận tiện, nhanh chóng. Độ cứng cáp cũng như thích ứng với nhiều độ cao khác nhau, chúng có thể đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn về cầu thang thông thường trên thị trường hiện nay.
3.6 Kích thước của mẫu kệ Mezzanine
Kích thước của kệ phụ thuộc vào lan can. Lan can được nhà sản xuất thiết kế theo dạng lắp ghép vặn định vị bằng ốc. Chiều cao của lan can tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng mà có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Từ đó mà kích thước của kệ cũng thay đổi một cách linh hoạt. Bộ phận này của kệ có tác dụng bảo đảm an toàn cho người dùng và hàng hóa, sản phẩm.
Để tối ưu kho hàng cho các doanh nghiệp mà đã có rất nhiều mẫu kệ chứa hàng công nghiệp ra đời, muốn có lựa chọn tốt nhất cho kho hàng của mình, hãy tham khảo toàn bộ mẫu kệ tại đây nhé.
3.7 Độ dày của chất liệu làm kệ gác lửng Mezzanine
Độ dày của kệ mezzanine có thông số cụ thể như sau:
- Độ dày thép dùng làm cột trụ: 1.2mm – 2.0mm
- Độ dày thép dùng làm thanh Beam: 1.0mm – 1.8mm
- Độ dày thép dùng làm thanh giằng: 0.8mm – 1.4mm
- Độ dày của mặt sàn: 1.5mm – 3.0mm
4. Giá mẫu kệ sàn Mezzanine cập nhật mới nhất
Giá của kệ sàn mezzanine thường được phụ thuộc vào diện tích thực thế của từng kho chứa, xưởng chứa cũng như thiết kế chi tiết theo từng mục đích sử dụng của mỗi khách hàng cụ thể. Ngoài ra giá sắt thép biến động linh hoạt theo thời gian cũng ảnh hưởng nhiều đến việc báo giá. Do đó, chúng tôi rất khó để có thể cung cấp báo giá chính xác một cách cố định. Khách hàng có nhu cầu mua kệ sàn Mezzanine vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận báo giá chi tiết và nhanh nhất trong thời điểm hiện tại.
5. Kệ sàn Mezzanine mua ở đâu bền giá rẻ?
Trên thị trường hiện nay, có không ít địa chỉ bán kệ mezzanine tại tphcm. Tuy nhiên, để tìm một doanh nghiệp có đủ năng lực để sản xuất kệ Mezzanine thì đây còn được xem là một bài toán khó. Kệ sắt Ngọc Tín là một trong những đơn vị hiếm hoi tại Việt Nam sản xuất kệ sàn Mezzanine đúng theo thông số yêu cầu của khách hàng. Bạn có thể đến trực tiếp nhà máy sản xuất hiện đại của Ngọc Tín để đánh giá, thẩm định năng lực sản xuất. Với mức đầu tư lớn cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị tối tân, hiện đại, đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã thực hiện thành công rất nhiều dự án lớn lắp đặt kệ nhà kho, chẳng hạn như kệ Mezzanine, kệ Selective, kệ tay đỡ,…
Kệ Selective cũng là loại kệ khá được ưa thích sử dụng trong kho, nếu bạn chưa biết gì về kệ Selective là gì có thể tham khảo thông tin tại đây.
Bài viết trên đây đã phân tích đầy đủ và chi tiết về các thông số, cấu tạo cũng như ưu nhược điểm của kệ sàn Mezzanine. Quý khách có nhu cầu lắp đặt kệ để kho hàng, xưởng chứa vui lòng liên hệ cho kệ sắt Ngọc Tín để được hỗ trợ, tư vấn, giải đáp thắc mắc ngay hôm nay.