Hiện nay kệ sắt đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Kệ sắt được người dùng ưa chuộng bởi sự đa năng và độ bền khi sử dụng trong siêu thị, doanh nghiệp, nhà kho,... mang lại rất nhiều tiện lợi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách hàn kệ sắt nhanh đúng kỹ thuật tại nhà mà không cần mua bên ngoài. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Lưu ý khi tự hàn kệ sắt
Kệ sắt có khả năng chịu lực tốt và độ bền cao nên có thể sử dụng lâu dài. Chính vì thế, việc lựa chọn tự hàn kệ sắt tại nhà đang được nhiều người thực hiện. Nhất là đối với những người có máy hàn và biết cách hàn kệ sắt. Tuy nhiên việc bạn đã biết tự hàn kệ sắt tại nhà nhưng cũng cần ghi nhớ và lưu ý mà Kệ sắt Ngọc Tín liệt kê dưới đây:
- Cần hiểu rõ quy trình và kỹ thuật hàn, biết sử dụng máy hàn thành thạo.
- Bạn cần nhuần nhuyễn các kỹ thuật hàn và linh hoạt để tiến hành hàn kệ sắt đúng cách.
- Bạn cần có một chiếc máy hàn để tránh việc đi mượn hay thuê.
- Hiểu rõ cách sử dụng các công cụ cầm tay như: máy chà nhám, sơn bàn sắt,...
Việc bạn tự hàn kệ sắt tại nhà giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, bạn cần nắm vững các kiến thức và có thể dùng máy hàn tốt trong quá trình làm kệ sắt. Dưới đây, bạn có thể tham khảo cách hàn kệ sắt nhanh đúng kỹ thuật để có thể làm được 1 bộ kệ sắt cho gia đình hay khách hàng.
2. Lên ý tưởng trước khi hàn
Trước khi bắt đầu hàn kệ sắt bạn cần có những ý tưởng hoặc 1 bản thiết kế để có cho mình những số liệu kích thước chuẩn xác. Những mẫu kệ sắt bạn có thể sử dụng như kiểu dáng hình vuông hoặc hình chữ nhật
Nếu bạn là con người yêu thích sự mới mẻ hay sáng tạo riêng, bạn nên chọn những mẫu kệ sắt độc đáo để tạo được sự nổi bật. Tuy nhiên bạn cần dựa vào kỹ năng hàn của mình để lựa chọn 1 kiểu dáng phù hợp.
3. Lựa chọn vật liệu để hàn
Sau khi đã hoàn thành được ý tưởng cũng như có 1 bản thiết kế hoàn chỉnh, bạn có thể đi lựa chọn vật liệu phù hợp nhất để bắt đầu hàn. Sẽ có rất nhiều lựa chọn khi chọn mua vật liệu, nếu bạn đang có mong muốn làm một kệ sắt với độ bền cao, thì bạn nên chọn các loại sắt cao cấp và có chất lượng tốt.
Ngược lại, bạn đang mong muốn một kệ sắt đơn giản thì bạn nên chọn các loại sắt vừa phải mà phù hợp với sự đơn của kệ sắt. Nhưng bạn cũng cần lưu ý chọn những loại sắt không bị gỉ có độ bền tốt sẽ giúp đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
4. Chuẩn bị dụng cụ để hàn
Để thực hiện hàn kệ sắt hoàn chỉnh, ngoài những yếu tố như bản vẽ, vật liệu để hàn thì cần phải có những thứ không thể thiếu là các dụng cụ để hàn. Dưới đây là một số dụng cụ để thực hiện cách hàn kệ sắt.
4.1. Nguồn điện hàn
Trong thực tế, việc nguồn điện một chiều lại thích hợp hàn hầu hết với các loại que kim loại hơn là nguồn xoay chiều. Nên trước khi lựa chọn nguồn điện một chiều hay xoay chiều thì bạn cần dựa trên cơ sở kim loại và loại que bạn sử dụng. Trong quá trình sản xuất que hàn, nhà sản xuất cũng đã ghi chỉ dẫn trên nhãn hộp.
4.2. Kìm hàn
Khi lựa chọn kìm hàn cần đảm bảo các tiêu chí sau: khả năng giữ được que hàn, kìm hàn nhẹ, kẹp nhả một cách dễ dàng và chống nóng quá mức khi phải làm nhiều giờ liên tục.
Ngoài ra, kích cỡ của kìm hàn cũng khác nhau tùy theo khả năng truyền dòng điện của chúng. Kìm hàn có khối lượng càng tăng thì khả năng truyền dòng điện càng lớn. Má của kìm hàn phải đảm bảo được khả năng tiếp xúc tốt với lõi que hàn.
Khi lắp ráp, kìm hàn cần phải được nối chắc chắn vào dây cáp hàn nhằm đảm bảo được tiếp xúc điện tốt, hạn chế bị tổn thất nhiệt. Khi đang trong quá trình hàn mà kìm hàn quá nóng thì cũng không được nhúng kìm hàn vào trong nước mát.
4.3. Kẹp mát
Trang bị dùng để phụ trợ quan trọng khác là kẹp mát nối dây nguội với vật hàn, giúp ổn định hồ quang và duy trì lượng nhiệt cần thiết. Yêu cầu của kẹp mát phải tháo lắp dễ dàng, tiếp xúc với điện tốt, kẹp chắc chắn trong mọi điều kiện làm việc.
4.4. Dây cáp hàn
Dây cáp hàn có tác dụng là truyền dòng điện hàn trong mạch hàn. Loại dây này được làm từ nhiều bó dây nhỏ bằng đồng hoặc nhôm và phải bọc trong vỏ bọc chắc chắn bằng sợi đan hoặc sợi cao su để làm giảm hạn chế hiện tượng sụt giảm mạch điện áp hàn. Chiều dài của dây cáp là không vượt quá 40m.
Trong trường hợp đặc biệt cần nối các cáp hàn với nhau cho đủ chiều dài thì người ta thường sử dụng các khớp nối đặc biệt
4.5. Mặt nạ hàn
Tùy vào cách bảo vệ và tư thế hàn thì người thợ hàn chọn trang bị mặt nạ hàn cầm tay hoặc mũ đội đầu. Mặt nạ hàn có gắn kính màu phía trước để cho mắt không bị chói sáng, đặc biệt là tránh các tia hồng ngoại và tử ngoại bay vào mắt.
4.6. Găng tay hàn
Những nguy hiểm thường gặp của thợ hàn bao gồm các tác động va đập, khói bụi hàn, hơi kim loại và những bức xạ ánh sáng. Vì thế cần có những vật dụng bảo vệ thợ hàn tránh các mối nguy hiểm găng tay hàn là một vật dụng không thể thiếu giống như mặt nạ hàn giúp bảo vệ thợ hàn tránh các mối nguy hiểm khi hàn.
5. Cách hàn kệ sắt tại nhà chuẩn xác
Bước 1: Chuẩn bị sẵn các thanh sắt sẽ cắt
Bước 2: Thực hiện cắt các thanh sắt theo dấu đã được đo về chiều dài, ngang hoặc chiều rộng.
Bước 3: Các thanh sắt dùng để trang trí thì ta uốn cong (nếu có).
Bước 4: Tiến hành tạo khung kệ sắt và hàn các vị trí mối lại với nhau.
Bước 5: Tiếp tục hàn các mối trên các thanh của kệ sắt.
Bước 6: Dùng máy chà nhám để loại bỏ các vết trên mối hàn, hạn chế các mối nối bị lộ.
Bước 7: Sử dụng bột bả matit ATM dùng để phủ lên các mối hàn giúp mối hàn không bị gỉ và chống nước.
Bước 8: Làm sạch kệ sắt bằng máy đánh bóng hoặc là giấy nhám
Bước 9: Chọn màu sơn phù hợp sau đó phun sơn lên kệ sắt vừa tăng tính thấm mỹ, chống oxy hóa
Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn cách hàn kệ sắt cũng như các bước thực hiện cách hàn kệ sắt tại nhà. Qua đó, có thể bạn sẽ áp dụng được cũng như có thêm kiến thức về hàn và có thể làm cho gia đình hoặc khách hàng những kệ sắt đẹp và chất lượng nhất.